Fibrinogen

Fibrinogen

Những tên gọi khác

Fibrinogen huyết tương; Yếu tố I

Định nghĩa

Là xét nghiệm đo lượng fibrinogen trong máu.

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào?

Người lớn và trẻ em:

Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch,thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:

Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ),trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Chuẩn bị xét nghiệm này như thế nào ?

Người lớn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt .

Ở trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

·   Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ lúc sinh đến 1 tuổi)

·   Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 1 đến 3 tuổi)

·   Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ  thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)

·   Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)

·   Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 12 đến 18 tuổi).

Xét nghiệm có gây đau không?

Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.

Tại sao phải làm xét nghiệm này?

Làm xét nghiệm này khi có bất thường đông máu, đặc biệt khi có chảy máu ào ạt

Fibrinogen là một protein  được tổng hợp tại gan. Nó được dùng trong quá trình đông máu. Fibrinogen bị ly giải bởi enzyme thrombin thành fibrin peptides ( đoạn ngắn protein) trong quá trình đông máu bình thường. Thrombin cũng hoạt hoá yếu tố ổn định  fibrin ( yếu tố XIII) rồi sau đó gắn kết fibrin vào trong phức hợp lưới,  kết thúc quá trình đông máu thành mạch. Tiểu cầu đến kết cụm tại nơi tổn thương, tại thụ thể gắn  protein ở màng tế bào tiểu cầu với fibrin peptides.

Nguy cơ

·   Chảy máu quá nhiều

·   Choáng hoặc cảm giác chóng mặt

·   Hematôm (khối máu tụ dưới da)

·   Nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)

·   Có thể phải đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch.

Những điều cần lưu ý

Các mạch máu có thể khác nhau về kích thước giữa bệnh nhân này với người khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trên cùng một người. Do đó, việc lấy máu trên một số người có thể gặp nhiều khó khăn hơn những người khác.

Các giá trị bình thường

Bình thường: 200 - 400 mg/dl.

Các kết quả bất thường

·   Giảm sản xuất fibrinogen (bẩm sinh hay mắc phải)

·   Tiêu thụ fibrinogen quá mức( như trong bệnh đông máu nội mạch rãi rác)

·   Tiêu fibrin,  hay bất thường trong phá huỷ fibrinogen ( nguyên phát hay thứ phát)

·   Xuất huyết, truyền những sản phẩm máu thiếufibrinogen

Những bệnh cần làm xét ngiệm này là:

·   DIC (đong máu nội mạch rãi rác)

·   Hemophilia A

·   Hemophilia B

·   Nhau bong non

Có thể bạn quan tâm